5w1h là gì? Quy tắc từng chữ cái trong phương pháp tư duy 5w1h


5W1H được xem như 1 quy tắc mà bất cứ ai lập kế hoạch xây dựng chiến lược nội dung phải áp dụng, nó được xem như một kim chỉ nam giúp mọi người đi đúng hướng. Không chỉ nằm trong lĩnh vực marketing mà 5w1h cũng được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau như thuyết trình, học tập, lập kế hoạch. Cùng Marketingitt tìm hiểu 5w1h là gì và quy tắc của từng chữ cái trong 5w1h qua bài viết sau.

5w1h là gì

5W1H  là từ viết tắt của 5 chữ Who, When, What, Where, Why, How, đây là một tỏng những quy tắc tư duy vô cùng quan trọng trong việc xây dựng content marketing của cá nhân cũng như tổ chức khi nghiên cứu và lập kế hoạch nào đó. 5W1H sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc để giúp bạn có cái nhìn tổng quan để tạo ra chiến dịch marketing tuyệt vời nhất.


What (Cái gì?)

Doanh nghiệp cần phải thể hiện được sản phẩm của mình cho người tiêu dùng hoặc công chúng biết và hiểu giúp mang về lượng khách hàng tiềm năng. What ở dây bạn phải mô tả chi tiết sản phẩm, dịch vụ, cách sử dụng và trả lời được câu hỏi như
  • Sự kiện đó là gì?
  • Nội dung sự kiện này là gì?
  • Tiếp nối sự kiện này sẽ có những hoạt động nào?
  • Bài học rút ra sau sự kiện này?
  • Những câu hỏi liên quan đến sự kiện này?
  • Điểm mạnh/ cơ hội khi tổ chức sự kiện này?
  • Những đặc điểm chính của vấn đề sẽ trình bày trong sự kiện?

When (Khi nào?)

Doanh nghiệp muốn tổ chức sự kiện thì cần phải chọn ra thời gian tổ chức, chiến lược marketing cho sự kiện đó. Các dự định về thời gian đều phải cụ thể và chính xác nhất cũng như trả lời những câu hỏi sau.
  • Khi nào tổ chức sự kiện?
  • Khi nào sự việc xảy ra?
  • Vấn đề này trước đây đã có ai nhắc đến chưa?
  • Trong quá khứ có sản phẩm nào tương đồng chưa?
  • Khi nào thì sẽ công bố sản phẩm mới?
  • Các bước nghiên cứu/thực hiện kế hoạch sẽ được thực hiện theo thời gian nào, phải kết thúc từng bước khi nào?

Why (Tại sao?)

  • Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
  • Tại sao lại chọn cách sắp xếp như này?
  • Tại sao lại ra mắt sản phẩm mới?
  • Tại sao lại thu hút nhiều người quan tâm?
  • Tại sao kết quả lại không được như dự kiến? Tại sao nó thất bại? Sao nhiều người thờ ơ?
  • Tại sao lại gặp khó khăn khi ra mắt sản phẩm mới?…..


Who (Ai?)

Bạn cần xác định được ai là khách hàng mục tiêu của bạn để nghiên cứu thị trường cũng như phát triển sản phẩm dựa trên đối tượng khách hàng đó.
  • Người mua sản phẩm là ai?
  • Ai (đối tượng nào) hay sử dụng sản phẩm?
  • Những ảnh hưởng nào sẽ chi phối quyết định mua hàng?
  • Ai là đối tượng sản phẩm hướng tới?
  • Đối tượng/khách hàng phụ cần lưu tâm là ai?
  • Ảnh hưởng nào đến quyết định của người mua hàng?
  • Loại hình B2B hay Services hay Products?
  • Phân khúc của ngành hàng: Cao cấp, trung bình hay bình dân?
  • Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
  • Ai phụ trách chính?
  • Khi gặp khó khăn, mình sẽ hỏi ai?
  • Ai là người được hưởng lợi?
  • Chính sách ưu đãi cho đối tượng nào?

Where (Ở đâu?)

Việc ghi nhớ thông tin, địa chỉ khách hàng giúp bạn dễ dàng định vị khu vực khách hàng tiềm năng để có những chiến dịch quảng bá sản phẩm tương ứng khu vực đó. Nếu khách hàng thấy thuận tiện thì họ sẽ tới mua bán sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ của bạn. Ngoài ra, trả lời được câu hỏi này cũng giúp bạn tiết kiệm không gian, thời gian, chi phí.
  • Khách hàng chủ động hay bị động khi mua sản phẩm của bạn?
  • Khách hàng của bạn thường ở khu vực nào?
  • Sản phẩm và mức giá của bạn có phù hợp với những khu vực đó không?
  • Địa chỉ của kênh phân phối/ cửa hàng bán sản phẩm chính?
  • Kênh truyền thông nào có lợi cho bạn nhất?
  • Khu vực nào tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất?
  • Khu vực nào phù hợp để tiêu thụ sản phẩm?
  • Customer Journey (Hành vi mua hàng) đi như nào? AIDA hay AISAS?
  • Sự kiện của bạn sẽ tổ chức ở đâu?
  • Bài quảng bá sản phẩm sẽ đăng tải ở những đâu?

How (như thế nào?)

  • Dự án này tốn bao nhiêu chi phí?
  • Dự án này sẽ được triển khai như nào?
  • Key Message và Key visual như nào?
  • Kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng bằng cách nào?
  • Sự kiện này sẽ có tác động gì tới đối thủ?
  • Những bài viết về sản phẩm/dịch vụ của mình sẽ triển khai thế nào

Kết
Nếu bạn đã hiểu rõ khái niệm 5W1H là gì thì có thể thấy 5w1h đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực vì nó giúp người lập kế hoạch hiểu rõ vấn đề mình đang triển khai và cách khắc phục những hạn chế của mình. Hãy tận dụng 5w1h để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: https://marketingai.admicro.vn/5w1h-la-gi/

5w1h là gì? Quy tắc từng chữ cái trong phương pháp tư duy 5w1h 5w1h là gì? Quy tắc từng chữ cái trong phương pháp tư duy 5w1h Reviewed by beosmile on 16:01:00 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

'; (function() { var dsq = document.createElement('script'); dsq.type = 'text/javascript'; dsq.async = true; dsq.src = '//' + disqus_shortname + '.disqus.com/embed.js'; (document.getElementsByTagName('head')[0] || document.getElementsByTagName('body')[0]).appendChild(dsq); })();
ads
Được tạo bởi Blogger.