Ý nghĩa ẩn sâu đằng sau những slogan thương hiệu lớn
Slogan là cụm từ đơn giản và dễ nhớ đi kèm theo một logo hoặc một thương hiêu, nó thể hiện một sức hấp dẫn của sản phẩm hoặc thể hiện nhiệm vụ của một công ty, và làm cho nó đáng nhớ hơn
Với mỗi thương hiệu, slogan không chỉ đơn giản là một câu nói mà còn ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa đặc biệt. Khi nhắc đến những câu nói này, bạn sẽ nhớ ngay đến hình ảnh thương hiệu nào: Just Do It, Connecting People, Think Different,...?
1. Nike: “Just do it!” (Cứ làm đi)
Có lẽ chúng ta dễ dàng nhận thấy biểu tượng đường cong màu đỏ với slogan “Just do it!” của hãng thể thao Nike. Slogan này được hiểu như một lời khuyến khích hay thúc đẩy người ta hãy cứ tiến lên và làm điều mình thích.
Tuy nhiên Philip Hampson Knight (người sáng lập và là chủ tịch của Nike) không cảm thấy hài lòng với các phương án mà đối tác đưa ra. Cuối cùng, khi nghe một đối tác đưa thêm phương án "trình bày" nữa qua điện thoại, Knight tỏ ra thất vọng, cúp máy và nói: “Just do it!”. Lúc này có lẽ ông đã quá nản, có hiện tượng muốn buông xuôi rồi! Nhưng câu nói đầy "thái độ" ấy lại là một ý tưởng tuyệt vời gắn liền với Nike đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng: “Just do it” là lời một bài hát khá thịnh lúc bấy giờ. Nhưng thật là bất ngờ, khẩu hiệu này của công ty đã được người Mỹ nồng nhiệt đón nhận. Và slogan này đã trở thành một trong những câu khẩu hiệu hay nhất mọi thời đại, đem lại danh tiếng cũng như lợi nhuận khồng lồ cho hãng giày thể thao huyền thoại.
2. Adidas – Impossible is nothing (Không có gì là không thể)
Hãng giày thể thao Adidas được ra đời vào năm 1949. Thể thao chính là mục tiêu mà Adidas hướng tới. Vào năm 2004, Adidas thực hiện chiến dịch quảng cáo thương hiệu lớn nhất trong vòng sáu năm bằng việc in cụm từ “Impossible is nothing” bên cạnh nhãn hiệu của mình, để cho rất nhiều vận động viên nổi tiếng của mọi thời đại trong làng thể thao trên khắp thế giới mang nó trên trang phục hoặc dụng cụ của họ và đã gặt hái thành công vang dội.
Chiến dịch marketing cũng như slogan này của Adidas không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, mà qua đó, tạo tình cảm của người dân với Adidas. Mục tiêu “Không có gì là không thể” nhằm thúc đẩy phong trào thể thao, khuyến khích mọi người thuộc mọi lứa tuổi tham gia và trải nghiệm niềm vui của thể thao. Việc quảng bá hình tượng của công ty một cách hiệu quả thông qua slogan “Impossible is nothing” và các chiến dịch marketing cho thấy Adidas không chỉ đã trở thành người dẫn đầu trên thị trường về trang phục thể thao mà còn trở thành nhãn hiệu được ưa chuộng nhất.
3. Apple: "Think different" (Hãy suy nghĩ khác biệt)
Thương hiệu Quả táo cắn dở hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta, và khẩu hiệu “Think different” có thể coi là slogan nổi nhất trong lịch sử thăng trầm của Apple: Với Apple, người sử dụng có thể cảm nhận được sự khác biệt mà các sản phẩm của thương hiệu này đem lại. Apple đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác từ mẫu mã cho đến các ứng dụng, phần mềm cũng như các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò, sự ham muốn khám phá của người sử dụng.
Apple đã tập trung xây dựng một thương hiệu mạnh dựa trên cơ sở giá trị tinh thần tình cảm hơn là giá trị công năng, từ đó dần dần có chỗ đứng trong lòng khách hàng, góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này.
5. Best Buy- Buyer be happy
Đây là khẩu hiệu mới của Best Buy nhưng hiệu quả sẽ như thế nào? Nó liên quan rất ít đến việc xây dựng thương hiệu với lợi thế về mặt công nghệ. Nó cũng không liên quan đến những chiếc tivi màn hình lớn và những bộ phim quảng cáo sáng tạo tạo nên sản phẩm. Hơn nữa, khẩu hiệu này nghe có vẻ nghi ngờ giống như 'người mua hãy cẩn thận. Trong khi điều này xoay quanh từ gần như chắc chắn là có chủ ý, nó có thể gợi lên một hình ảnh khó chịu cho khách hàng. Tuy nhiên, Best Buy đã có một lịch sử tập trung vào niềm hạnh phúc của người tiêu dùng bằng khẩu hiệu của họ, vì cái mới này đã thay thế cho ‘You Happier’ trước đây là không phù hợp. Cửa hàng này đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc, nhưng nó thực sự có thể làm tốt hơn.
6. Nokia: “Connecting people” (Kết nối mọi người)
Hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với câu khẩu hiệu của hãng điện thoại Nokia: Kết nối mọi người. Câu khẩu hiệu tuy ngắn gọn mà thông minh này tượng trưng cho tiêu chí của công ty, đó là kết nối tất cả mọi người, gạt bỏ những rào cản, khoảng cách với nhau.
Có thể nói Nokia đã rất nỗ lực để thực hiện sứ mệnh của mình thông qua câu slogan này bằng cách không ngừng chế tạo ra những sản phẩm mới với nhiều tính năng, ứng dụng mới với giá thành hợp lý, phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Nhờ đó mà nhãn hiệu Nokia đã trở thành biểu tượng thân thuộc với tất cả mọi người.
Ý nghĩa ẩn sâu đằng sau những slogan thương hiệu lớn
Reviewed by Hà Nguyễn
on
23:24:00
Rating:
Không có nhận xét nào: